Rất dzui khi bạn truy cập 4rum của Lớp YB-K36 đáng iu!^^
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BÁC SĨ TRONG THỜI BUỔI HIỆN NAY 0bc93f7115850c2c


Join the forum, it's quick and easy

Rất dzui khi bạn truy cập 4rum của Lớp YB-K36 đáng iu!^^
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BÁC SĨ TRONG THỜI BUỔI HIỆN NAY 0bc93f7115850c2c
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hồi ức về diễn đàn !
by Stevenlinh 31/10/21, 03:45 pm

» Quỹ lớp
by blue_sky 28/08/14, 11:27 pm

» [ĐÃ FIX] TỔNG HỢP TRẮC NGHIỆM SINH LÝ
by trau 23/02/14, 12:35 am

» Một số câu hỏi thi GP
by deheodegameo@gmail.com 05/01/14, 07:33 pm

» THÔNG BÁO HỘI THAO TRUYỀN THỐNG KHOA Y NĂM HỌC 2013-2014
by Stevenlinh 16/11/13, 11:59 am

» Bài giảng Lý đại cương
by hienluong 12/11/13, 11:15 pm

» Bài Giảng GP3 CÔ PHƯỢNG + Lượng Giá
by letanan1994 26/08/13, 08:55 am

» Góc Nhỏ Vinh Danh
by Stevenlinh 23/08/13, 08:50 am

» [SLB] Slide SLB Hô hấp, Tuần hoàn, Tiêu hóa và Chức năng gan
by zzzPandazzz 08/08/13, 09:15 am

» Đề thi GP tham khảo
by TYP 20/07/13, 10:27 am


TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BÁC SĨ TRONG THỜI BUỔI HIỆN NAY

Go down

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BÁC SĨ TRONG THỜI BUỔI HIỆN NAY Empty TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BÁC SĨ TRONG THỜI BUỔI HIỆN NAY

Bài gửi by Stevenlinh 09/09/11, 10:55 pm

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BÁC SĨ TRONG THỜI BUỔI HIỆN NAY
(Bài viết tuy dài một chút nhưng ý nghĩa lắm các bạn)
Trước khi đề cập tới vấn đề trách nhiệm của người bác sĩ, thiết tưởng cũng nên định nghĩa trách nhiệm là gì? Thường thường vấn đề trách nhiệm chỉ được nêu ra khi có một biến cố nào đó xảy ra, gây thiệt hại tới tài sản hoặc tính mạng của một hay nhiều người. Khi ấy pháp luật sẽ can thiệp để phân xử và phán quyết có lỗi lầm hay không, có lỗi sẽ bị trừng phạt. Tuy nhiên, đối với người thầy thuốc ngoài trách nhiệm trước pháp luật ra, còn có trách nhiệm tinh thần, trách nhiệm trước tòa án lương tâm nữa.


Như trên vừa nói, ngày nay y học đã có một quyền lực ghê gớm, ngoài sức tưởng tượng của con người. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng có thể trị được, nhiều bệnh mà trước kia người bác sĩ phải bó tay, bây giờ trị khỏi là thường, như bệnh thương hàn, bệnh lao, bệnh phong…Nhiều chứng suyễn nặng có thể chữa được, nhờ tiếp máu mà hàng ngày những bệnh nhân mất máu, những người bị ngộ độc, hoặc mắc nhiều bệnh khác được thoát chết. Tuy nhiên, ta cũng nên biết rằng thuốc càng nhiều, càng công hiệu, nhất là những loại thuốc hóa học, lại càng độc, càng nguy hiểm.


Ngày nay trong khi hành nghề, người thầy thuốc bắt buộc phải có những quyết định hoặc hành động mà hậu quả cực kỳ quan trọng. Bất cứ một kháng sinh nào, dù chích, dù uống, cũng có thể gây phản ứng nhiều khi nguy hiểm. Thuốc kháng đông (anticoagulant) có thể làm xuất huyết. Ấy là chỉ nói tới một vài thứ thuốc mà bệnh nhân thường dùng hàng ngày mà không cần có toa bác sĩ.


Nhiều bệnh mới đã xuất hiện chỉ tại dùng thuốc bừa bãi, tỉ dụ cortisone đã làm cho loét bao tử, xương tự nhiên gẫy, hoặc bị rối loạn tâm thần. Một vài loại sulfamide đã gây ra bệnh ngoài da chết người.
Không riêng gì thuốc trụ sinh mới gây những phản ứng bất ngờ như trên vừa nói mà bất cứ thuốc nào tuy không thuộc loại thuốc độc, dù uống hay chích (chích mạch hay chích thịt) cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng dược. Có người đã chết vì chích sinh tố B1 (Bevitine)


Ấy chính vì hàng ngày người bác sĩ phải hành nghề trong những hoàn cảnh bất trắc như thế, chính vì lúc nào cũng phập phồng lo sợ mỗi khi cho bệnh nhân dùng thuốc và biết rằng thuốc càng có hiệu lực thì lại càng nguy hiểm, chính vì lúc nào cũng cảm thấy trách nhiệm của mình nặng nề nên người bác sĩ phải luôn luôn học hỏi, theo dõi những tiến triển của y khoa, phải có óc phê bình chớ đừng ham mới, chuộng lạ, nhất là phải có nhiều kinh nghiệm, nhiều từng trải, và sau hết, phải thận trọng, đầu óc lúc nào cũng phải nhớ tới câu trước hết đừng làm hại.


Người bác sĩ có trách nhiệm từ khi khám bệnh, định bệnh, cho đến lúc kê toa hoặc bắt tay hành động. Khám bệnh qua loa, khám tắc trách, quên hỏi một chi tiết để định bệnh cho chính xác là phạm lỗi.
Trách nhiệm khi sử dụng thời giờ: cần phân biệt bệnh nặng nhẹ, để đi thăm trước hay thăm sau; nếu là bệnh cấp cứu thì tức tốc đi ngay, bất kể thời tiết hoặc đêm hôm, hi sinh cả giấc ngủ, bữa ăn, dù chính mình trong người không được khỏe.


Trách nhiệm khi giải thích cho bệnh nhân, sao cho cặn kẽ, rành mạch, để họ đừng hiểu lầm. Trách nhiệm khi biên toa, biên cho rõ ràng để người dược sĩ có thể đọc được, nhất là để cho bệnh nhân đừng uống quá liều. tôi nhớ có lần kê cho một bệnh nhân mỗi ngày uống 6 viên thuốc, và ghi rõ trong toa cách 4 giờ uống một viên. Thế mà thân chủ của tôi đã uống ngay một lúc 6 viên, nhưng may không việc gì. Căn dặn cẩn thận trên giấy tờ mà còn thế, huống hồ là không căn dặn hoặc viết không ai đọc nỗi.


Người ta thường than phiền về chữ bác sĩ khó đọc, tôi xác nhận điều đó , và cho rằng người thầy thuốc nào, khi cho toa mà không biên rõ ràng, không dặn kỹ cách thức dùng thuốc, nhất là loại thuốc độc nếu lỡ xảy ra tai nạn, thì người thầy thuốc đó có lỗi.


Trách nhiệm khi khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi, giải trí, hoặc đi du lịch, đổi nghề. Trách nhiệm khi cấp y chứng thư: phải cân nhắc từng chữ, từng câu. Một vài bác sĩ thiếu lương tâm chức nghiệp, đã bị truy tố trước pháp luật vì không thận trọng (cấp giấy cho phép dùng độc dược, ma túy…)


Lại còn trách nhiệm khi hành động nữa. Ngày xưa muốn định bệnh, người bác sĩ chỉ cần 2 bàn tay và khối óc, nhưng ngày nay, bởi có những tiến bộ của khoa học nên có nhiều phương pháp khám nghiệm rất chính xác, nhiều kỹ thuật cực kỳ tinh xảo, với biết bao máy móc phức tạp mà người bác sĩ không thể nào không biết được, và nếu quên không áp dụng kịp thời một phương pháp cần thiết để định bệnh rồi chữa cho thật sớm, tức là phạm lỗi vậy.


Cũng như thuốc men, không một phương pháp nào là không nguy hiểm đến tính mạng như: chụp động mạch, thông tim, thông tiểu...vv. Ngay đến chích thuốc gì vào tĩnh mạch, cũng có thể làm cho tim ngừng đập.


Ở trong bệnh viện người bác sĩ cũng có bổn phận dạy y tá không những về mặt kỹ thuật mà còn huấn luyện họ trên phương diện luân lý và đạo đức nữa. Ngần ấy thí dụ cũng đủ cho ta thấy trách nhiệm của người thầy thuốc sống ở vào thời đại này nặng nề là dường nào.


Có người sẽ bảo: nếu biết có thể nguy hiểm đến tính mạng, tốt hơn hết là đừng làm gì cả, nhưng “nếu ai ai cũng nghĩ như vậy thì y học sẽ thụt lùi 50 năm, và hàng trăm thứ bệnh, ngày nay đáng lẽ có thể chữa khỏi, sẽ trở thành những bệnh nan y” (Hamburger). Thành thử người bác sĩ không những phải chịu trách nhiệm về những gì mình làm mà còn phải chịu trách nhiệm về những gì mình không làm nữa.


Vẫn hay rằng người bác sĩ không thể chữa được mọi bệnh, hoặc tự mình làm lấy được tất cả các công việc, nhưng họ phải làm những gì cần thiết để tìm cho ra bệnh và điều trị. Và muốn tránh được phần nào những tai nạn bất ngờ, người bác sĩ, như trên vừa nói cần phải cân nhắc, đắn đo mỗi khi cho toa, và nhất là vì có những tiến bộ quá mau của y học nên người bác sĩ phải theo dõi những tiến triển của y học, phải có đủ khả năng chuyên môn để chữa bệnh, và sau hết phải chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình. Đây là một khía cạnh mới mẻ về trách nhiệm của người bác sĩ trong thời buổi hiện tại.


Ngày nay không một người bác sĩ nào có thể nhớ xuể tên các dược phẩm mà hàng ngày các cô trình dược viên đem chào tại phòng mạch, hoặc có thì giờ đọc những quảng cáo thuốc mới sản xuất. Còn nói về những bài báo mỗi tuần đăng trên các tạp chí y học đứng đắn, và những bản báo cáo có giá trị do các giáo sư viết rồi gửi tới các hội y học, nhiều đến nỗi giá để cả một ngày ngồi đọc nhan đề không thôi, cũng không tài nào đọc hết.
Nói về sách y khoa, thời xưa, nghĩa là cách đây vài chục năm, một cuốn sách có thể dùng được trong một thời gian tương đối khá lâu (năm mười năm là ít) nhưng ngày nay, sách đã mắc mà nhiều khi chưa đọc hết trong vòng 6 tháng sách đó đã thành cổ rồi.


Bởi thế người bác sĩ suốt đời phải là một sinh viên hăng say học hỏi, và chính để bổ khuyết những thiếu sót của người BS nên ngày nay, tại các quốc gia tân tiến, y học đã tổ chức cho BS học những lớp gọi là hậu đại học (enseignement post-universitaire) để họ biết những tiến bộ của y khoa, đồng thời để đào tạo một số BS chuyên khoa, không ngoài mục đích phục vụ quần chúng, đem lại cho người bệnh một bảo đảm.


Ngày nay, làm thầy thuốc mà chỉ có lương tâm thôi chưa đủ. Có lương tâm mà không có học cũng vô ích. Có lòng nhân đạo, vị tha, bác ái, mà không có đủ khả năng chữa bệnh, cái đó rất nguy hiểm, nhất là khi gặp bệnh nặng. bởi vậy “bổn phận đầu tiên của người bác sĩ trong thời buổi này là phải có học thức vững chắc, phải luôn luôn đổi mới” (Jean Bernard)” Giá trị luân lý và đạo đức, theo lời giáo sư Jean Gosset phải đi đôi với giá trị chức nghiệp, dốt nát và lừa bịp đều như nhau cả. Bổn phận của người bác sĩ là phải biết đến nơi đến chốn và phải khéo léo về mặt kỹ thuật.”


Vẫn hay rằng bể học mênh mông, không một ai dám tự hào là biết hết, nhưng không biết mà không nhận thấy là mình không biết, đó là điều không thể tha thứ được. Rất tiếc là từ thời Hippocrate tới nay, không có một quy luật nào ghép sự dốt nát của người thầy thuốc vào một trong những tội lỗi nặng.


Ngoài những trách nhiệm nói trên ra, người bác sĩ còn phải chịu trách nhiệm khi xét đoán nữa.
Đã là thầy thuốc, không ai là không mong cho bệnh nhân của mình chóng khỏi, không ai là không muốn dùng những thứ thuốc mới nhất, để được tiếng là thầy thuốc giỏi, nhưng nếu những thứ thuốc kia mới chỉ được báo chí ca tụng (dù là báo y học) mà chưa được các danh sư đứng đắn thí nghiệm và công nhận là không nguy hiểm, lại hiệu nghiệm, thì người bác sĩ phải thận trọng, đắn đo, cân nhắc, không được nhắm mắt cho bệnh nhân dùng, hoặc chiều theo thị hiếu của gia đình họ, để khỏi tiền mất tật mang, và có khi làm cho bệnh nặng thêm lên.


Chúng ta hiện đang sống trong một kỷ nguyên mà kỹ thuật và tốc lực là 2 thiên thần mới nên người thầy thuốc khi chữa bệnh thường gặp trở ngại này: dùng thuốc men quá hấp tấp, bừa bãi, có khi táo bạo, những thuốc đó phần lớn chưa được nghiên cứu kỹ càng trên căn bản khoa học, có khi chưa đem ra thí nghiệm (cho súc vật) và vì vậy rất nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn .


Vậy bổn phận của người bác sĩ là phãi điều tra kỹ lưỡng để hiểu rõ dược tính của những thứ thuốc mà mình kê cho thân chủ mình, nhất là phải có óc phê bình, phải chọn lọc, xét đoán. Trên đây là những trách nhiệm cá nhân mà hàng ngày người y sĩ phải lãnh trong khi hành nghề. Tuy nhiên, không phải chỉ có trách nhiệm cá nhân mà thôi. Ở thời đại này, không riêng gì trên lãnh vực y khoa mà trong mọi hoạt động, muốn đạt được kết quả mỹ mãn, cần phải có sự tham gia, đóng góp của nhiều người, tức là phải có một ê kíp để làm việc.


Nói cho đúng ra, đây không phải là vấn đề mới mẻ. Hãy lấy thí dụ một bác sĩ làm việc trong bệnh viện: tuy rằng dưới quyền chỉ huy của ông có một số giáo sư, phụ tá, sinh viên nội và ngoại trú, có sự phân công rất rõ rệt, nhưng lỡ khi có tai nạn (do một sinh viên nội trú gây ra chẳng hạn) thì người bác sĩ trưởng phòng phải chịu trách nhiệm, không những trước lương tâm của mình mà còn trước pháp luật nữa. Người ta nhận thấy trong ê kíp làm việc đó có tôn ti trật tự, và người cầm đầu ê kíp có đủ khả năng chuyên môn, có thể kiểm soát được tất cả công việc của cộng sự viên của mình, vì trước khi lên tới bậc thầy người bác sĩ đó đã tốn biết bao công phu học tập rồi.



TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
Ngoài trách nhiệm tinh thần cá nhân và tập thể ra, người bác sĩ còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nữa. Có trách nhiệm trước lương tâm thôi chưa đủ, pháp luật cần phải bênh vực quyền lợi của người bệnh, cần đem lại một phần nào cho họ một đảm bảo, ngăn ngừa những hành động cẩu thả, sơ suất của người bác sĩ nữa. Tuy nhiên hai loại trách nhiệm: tinh thần và pháp lý không giống nhau hẳn.




Trách nhiệm tinh thần như vừa kể trên, hàng ngày, trong khi hành nghề, người thầy thuốc luôn phải gánh vác. Trái lại pháp luật chỉ can thiệp khi nào, người bác sĩ phạm lỗi thôi. Nói cho đúng ra, nhiều khi chính vì sợ bị truy tố trước pháp luật mà người bác sĩ phải thận trọng, không được dùng thuốc qua liều, không được bó bột quá chặt, đừng để quên chiếc gạc hoặc kìm, cặp, khi giải phẫu một bệnh nhân…Nhưng nếu lúc nào người thầy thuốc, trong khi chữa bệnh, nhất là bệnh nặng, mà tâm trí cứ mãi nghĩ đi nơi khác, lo sợ bị tù tội, phải bồi thường, họ sẽ không dám có sáng kiến nữa, họ không dám thử một phương pháp trị liệu mới trong khi thâm tâm họ, họ biết có thể làm hơn được để cho bệnh nhân mau khỏi.



Ngoài ra để trút bớt trách nhiệm của người bác sĩ, luật pháp khuyên họ nên hỏi ý kiến bệnh nhân (hay gia đình) có khi bắt họ làm cam kết sẽ không khiếu nại hoặc đòi tiền bồi thường nếu lỡ ra, sau khi giải phẫu hoặc dùng một thứ thuốc mới, bệnh nhân có mệnh hệ nào. Nhưng thử hỏi một người không hề có một kiến thức nào về y học, làm sao có thể ví với một người đã từng học thuốc lâu năm lại có nhiều kinh nghiệm, và trút trách nhiệm kiểu đó cho họ là giả dối.


Thành thử người bác sĩ không thể rũ trách nhiệm cho những người không phải là thầy thuốc mà phải có can đảm, có khi khổ tâm nhận lãnh TRÁCH NHIỆM về phần mình, phải cố gắng chữa như khi chữa người thân yêu của mình. Tóm lại, phải coi trách nhiệm tinh thần nặng hơn trách nhiệm pháp lý.


TINH THẦN TRÁCH NHIỆM


Bởi có những trách nhiệm quá nặng nề như vậy nên người bác sĩ, xứng với danh từ đó, cần được chuẩn bị để lãnh lấy. Không những không sợ, không những không trốn tránh mà còn vui lòng nhận lãnh trách nhiệm của mình, dù biết trước mình sẽ lo âu, phải hi sinh bửa ăn giấc ngủ , và có khi bị tù tội nữa.
Nhưng chính những giờ phút nguy hiểm lại là những giờ phút sung sướng nhất trong đời người thầy thuốc (như khi đẻ khó mà cứu được mẹ tròn con vuông) “Chính nhờ có trách nhiệm mà y học được coi như một nghề cao quý nhất” (Duhamel). Nhưng tinh thần trách nhiệm không phải người nào cũng sẵn có dễ dàng.



Đối với người bác sĩ, tinh thần đó được rèn rèn luyện, hun đúc từ lâu, khi còn là sinh viên y khoa, nhờ được thực tập trong 6,7 năm liền trong bệnh viện, nhờ sống trong một bầu không khí không sao quên được, vì hàng ngày tiếp xúc với cái đau, cái buồn và …cái chết.


Chính trong thời gian làm nội trú, hoặc trong những đêm trực, gặp khó khăn, hoặc đứng trước một tai nạn bất thình lình xảy ra, mình không trông cậy được vào ai hết, phải tự mình xoay sở lấy, phải có một quyết định gấp, một hành động kịp thời, chính trong những giờ phút đó, người sinh viên mới ý thức được rõ rệt những trách nhiệm của một nghề đầy nguy hiểm, nhiều lụy hơn vinh. Bởi sau mỗi quyết định, mỗi cử chỉ kia, có một tính mạng- tính mạng của một con người- đang bị đe dọa.


Thật không gì vất vả bằng nghề thuốc, nhưng cũng không có sự huấn luyện nào cao đẹp bằng, cao đẹp ở chỗ người bác sĩ luôn luôn tôn trọng và bảo vệ sự sống còn của con người, không phân biệt giai cấp tôn giáo, chủng tộc…và đối với họ, chỉ có trách nhiệm trước lương tâm mới đáng kể thôi.


Vẫn hay rằng ở vào thời buổi này, ở trong nhiều giới, có những người trốn trách nhiệm, hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, từ việc làm đến lời nói, có khi không hiểu trách nhiệm là gì cả, nhưng riêng đối với người bác sĩ, việc lãnh trách nhiệm là một lẽ sống của họ, và nếu không có gian nguy, nếu không có trách nhiệm tinh thần cá nhân thì không thể nào có y học được.



KẾT LUẬN


Ngày nay người bác sĩ phải là người có học thức căn bản vững chắc, hiểu rộng, biết nhiều. Khoa học càng tiến bộ, người bác sĩ càng phải được huấn luyện kỹ càng chu đáo.
Không những phải có kiến thức về khoa học, có nhiều kinh nghiệm mà phải là người có văn hóa để biết xét đoán, phê bình, bởi trong y học, không có bệnh mà chỉ có người bệnh, không bệnh nhân nào giống bệnh nhân nào cả. Ngoài ra, người bác sĩ cũng phải là người có nhân phẩm, đạo đức, có thế mới làm trọn nhiệm vụ cao cả của mình là phục vụ người dân, bảo vệ sức khỏe và sinh mạng của quần chúng.



Trích bài nói chuyện của BS Nguyễn Hữu Phiếm

Tại ĐH Y khoa Huế

ThS BS Hồ Thị Tuyết trích đăng

Ghi chú: Để dễ hiểu cho người đọc, chúng tôi đã có một vài chỉnh sửa so với nội dung của tác giả

(Nguồn: doantn.ctump.edu.vn)
Stevenlinh
Stevenlinh
Quản lý Đoàn-Hội
Quản lý Đoàn-Hội

Tổng số bài gửi : 227
Danh vọng : 16
Join date : 22/09/2010
Age : 31
Đến từ : Hậu Giang-Kiên Giang

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết